Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc kí sinh trên một loài sâu non. Loài dược liệu này được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Sở dĩ có tên gọi “đông trùng hạ thảo” là vì vào mùa đông, một số sâu non thuộc chi Hepialus bị nhiễm nấm ký sinh Cordyceps sinensis.
Sau đó, loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ bên trong cơ thể ấu trùng và lớn lên theo dạng sợi. Sau 1 thời gian – thường là mùa hè, sợi nấm phát triển mạnh nhờ sử dụng dưỡng chất trong xác trùng, nấm thoát ra khỏi xác sâu và vươn lên mặt đất, phát triển thành Đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng được chiết xuất từ Đông trùng hạ thảo. Có 400 loài Đông trùng hạ thảo, hầu hết có nguồn gốc từ Bhutan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Thái Lan và Việt Nam.
Vào mùa đông, loài bướm này đẻ trứng, trứng nở thành các ấu trùng sâu non, chúng vùi mình vào những vùng đất tơi xốp để bắt đầu tìm chỗ ngủ đông. Khi ấu trùng ăn phải bào tử nấm hoặc nhiễm nấm qua các lỗ thở, nấm sẽ sinh sôi mạnh mẽ, bắt đầu xâm chiếm các mô tế bào, ăn hết chất dinh dưỡng bên trong cơ thể ấu trùng và làm chết sâu non.
Khi mùa hè tới, nấm bắt đầu mọc ra khỏi thân sâu, dần phát triển thành hình dạng cây nấm và phát tán các bào tử nấm để chuẩn bị cho cuộc đi săn ấu trùng vào mùa đông tới.
Tên gọi Đông trùng có nghĩa là những con sâu sống vào mùa đông, còn Hạ thảo là loài cây cỏ phát triển vào mùa hè, chỉ sự biến chuyển từ hình thái động vật sang thực vật của loài nấm dược liệu này.
Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu, đuôi sâu là một cành nhỏ có lá. Phần “lá” được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 4 – 11cm. Mặt khác, đầu sâu non dài chừng 3 – 5cm, giống như con tằm.
Đông trùng hạ thảo nguyên con (thể tươi): là loại được nuôi cấy trên thân con sâu chi Hepatis. Phòng nuôi cấy phải đạt tiêu chuẩn cao đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tương đương với điều kiện sinh trưởng tự nhiên của chủng nấm Cordyceps sinensis
Với quy trình chế biến phức tạp, mỗi năm chỉ có một mùa để nuôi cấy được nên bởi vậy đây là phân khúc hàng cao cấp nhất. Giá rơi vào khoảng 8.000.000 cho 1 hộp khoảng 44 - 47 nguyên con (tùy thời điểm mà có giá khác nhau)
Đông trùng hạ thảo dạng khô: Đông trùng hạ thảo khô là dược liệu được sản xuất từ đông trùng hạ thảo tươi sấy khô 95%. Tùy thuộc vào cách sấy và thời gian sấy mà thành phẩm cho ra sẽ khác nhau.
Hơi nước trong đông trùng hạ thảo tươi sẽ được bay hơi thông qua phương pháp sấy đối lưu hoặc sấy lạnh, sao cho độ ẩm cuối còn lại là 5%. Sấy khô giúp việc vận chuyển đông trùng dễ dàng hơn.
Giá của đông trùng hạ thảo dạng khô có giá giao động từ: 500.000 lên đến 5.000.000 cho các loại dạng sợi hay dạng nguyên con đông trùng khác nhau.
Nhân tạo: Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,... đều đã thành công trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ.
Giá của đông trùng hạ thảo nuôi nhân tạo này chênh lệch rất lớn tuỳ thuộc vào nguồn gốc cũng như cơ chế nuôi cấy, thường khoảng 1.000.000 - 3.000.000 đồng/ kg tươi và 35.000.000 - 45.000.000 đồng/ kg khô (tùy thời điểm mà có giá khác nhau)
Tự nhiên: Đông trùng hạ thảo được tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng là một trong những dòng sản phẩm giá trị, quý hiếm và chất lượng nhất.
Trung bình 1kg đông trùng hạ thảo Tây Tạng dạng khô có giá từ 1.2 - 2 tỷ đồng, còn ở dạng tươi giá đông trùng hạ thảo Tây Tạng thường trên 2 tỷ đồng (tùy thời điểm mà có giá khác nhau)