Nấm rơm (tên gọi khác: nấm mũ, nấm rạ) là một loại nấm có vị ngọt, tính hàn, đem lại giá trị dinh dưỡng cao, rất phổ biến tại Châu Á, trong đó có Việt Nam. Chúng mọc cụm, thích nóng ẩm, lúc còn non nằm trong bao có dạng núm, khi phát triển hơn sẽ bắt đầu phát triển tạo thành mũ nấm và phá vỡ bao vươn ra ngoài. Nấm có mũ, màu nâu đen hoặc xám trắng, thân nấm ngắn và mẫm, cuống nhẵn, thịt nấm có màu sáng trắng và gốc hơi phình dạng củ đặc thịt.
Công dụng
Chứa nhiều loại vitamin (A, B, C, D, E) và chất thiết yếu cho cơ thể.
Giảm cân và giữ dáng hiệu quả vì chứa nhiều chất sơ và cực kỳ ít chất béo, calo.
Cải thiện trí nhớ vì chứa lượng cholin khổng lồ, rất tốt cho các hoạt động của não bộ.
Nấm rơm chứa hoạt chất protid dị chủng có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Có tác dụng hạ nhiệt, tiêu thực, làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, khi kết hợp với một số loại dược liệu khác để chế thuốc có thể chữa bệnh thiếu máu.
Nấm rơm chứa chất đường đa Polysaccharide tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác.
Tốt cho hệ tim mạch: Giảm lượng oxy tiêu thụ, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, giảm tình trạng thiếu máu, đồng thời làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Tốt cho người bị cao huyết áp: điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol triglyceride và beta-lipoprotein trong huyết thanh, làm hạ huyết áp nhanh.
Cải thiện hệ tiêu hóa: điều trị rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng và sỏi mật hiệu quả.
Chữa bệnh liệt dương.
Lưu ý khi sử dụng
Không nên dùng chung với đồ lạnh (như kem, cà phê, trà đá,...) vì có thể gây đau bụng
Nấm rơm không được rửa quá kỹ vì khả năng hút nước cao sẽ làm mất đi dưỡng chất vốn có của nấm, giảm vị.
Không nên dùng nồi nhôm để chế biến nấm, vì nắm sẽ bị ngả màu nâu đen, không giữ được hương vị đặc trưng của nấm và có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa.
Dùng nấm chung với nhiều dầu ăn có thể gây cản trở quả trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm trong cơ thể và dễ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng hoặc hiện tượng trào ngược dạ dày.